Từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, cháo dinh dưỡng bổ sung carbohydrate (gạo, yến mạch), protein (thịt, cá, trứng), vitamin và khoáng chất (rau củ) giúp bé phát triển toàn diện.
Hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này còn non nớt, cháo dinh dưỡng nấu mềm, mịn giúp bé dễ hấp thụ dễ dàng và làm quen thực phẩm mà không gây khó chịu.
Cháo dinh dưỡng giúp bé làm quen vị giác tự nhiên như ngọt từ bí đỏ, nhạt từ rau cải, và tập ăn từ cháo lỏng, mịn đến hạt vỡ, chuẩn bị cho giai đoạn ăn đặc.
Cháo dinh dưỡng chứa nhiều chất béo, protein, Vitamin D, Canxi rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh, xương khớp và răng phát triển khỏe mạnh.
Cho bé ăn cháo với nguyên liệu đa dạng giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, nếp sinh hoạt đều đặn tránh kén ăn sau này.
Ở tháng thứ 6, bé mới tập ăn dặm nên chủ yếu vẫn nhận dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cháo cần được nấu thật lỏng (1 phần gạo: 10 phần nước) để bé dễ tiêu hóa. Lúc này, mẹ nên cho bé thử các loại thực phẩm đơn giản, dễ tiêu và theo nguyên tắc “ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ 1 món đến nhiều món”.
Cháo gạo trắng cơ bản
Cháo bí đỏ
Cháo cà rốt
Bé 7 tháng tuổi có thể ăn cháo đặc hơn (1 phần gạo: 7 phần nước). Đây là giai đoạn bé cần nhiều protein, chất xơ để hỗ trợ phát triển cơ bắp, hệ tiêu hóa. Mẹ có thể bắt đầu thêm thịt, cá và rau củ vào cháo nhưng nên xay nhuyễn để bé dễ ăn.
Cháo gà và rau cải bó xôi
Cháo khoai lang và thịt nạc
Cháo cá lóc và rau mồng tơi
Bé 8 tháng tuổi bắt đầu phát triển mạnh về cơ và não bộ. Thức ăn cần giàu đạm, chất béo lành mạnh và vitamin. Cháo có thể nấu dạng hạt vỡ thay vì nghiền mịn hoàn toàn để bé tập nhai và kích thích răng mọc.
Cháo thịt bò và cà chua
Cháo cá hồi và bí xanh
Cháo đậu xanh và trứng gà
Ở độ tuổi này, bé cần thức ăn giàu năng lượng hơn để phục vụ cho các hoạt động bò, trườn. Cháo cần đặc hơn, hạt gạo không cần nghiền hoàn toàn. Bé có thể bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm giàu sắt như cua, tôm.
Cháo cua đồng và rau mồng tơi
Cháo sườn và bí đỏ
Cháo tôm và rau dền
Bé 10 tháng tuổi có thể ăn cháo nguyên hạt và cần được bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để phát triển toàn diện. Giai đoạn này, mẹ có thể xây dựng thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé kèm các món ăn mềm như bánh mì, phô mai.
Cháo gà và nấm hương
Cháo lươn và khoai môn
Cháo phô mai và bông cải xanh
Sử dụng gạo, rau củ và thịt cá tươi, không chứa hóa chất hoặc chất bảo quản. Ưu tiên thực phẩm hữu cơ, nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo bé không dị ứng, ngộ độc.
Bé dưới 1 tuổi không cần muối, đường, bột ngọt hoặc các gia vị như người lớn vì thận yếu. Mùi vị tự nhiên từ rau củ, thịt cá đủ kích thích vị giác.
Bé 6 tháng cần ăn cháo lỏng, tỷ lệ gạo và nước thường là 1:10. Từ 7 tháng trở đi, mẹ có thể điều chỉnh độ đặc dần để phù hợp với khả năng nhai nuốt của bé.
Khi bắt đầu, chỉ nên cho bé ăn một loại thực phẩm mới trong vài ngày để kiểm tra bé có bị dị ứng hay không. Theo dõi các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.
Cháo ăn liền thường thiếu dinh dưỡng và có thể chứa chất phụ gia không phù hợp cho trẻ nhỏ. Tốt nhất là mẹ nên nấu cháo tươi mỗi ngày cho bé.
Bé cần thời gian để làm quen với việc ăn dặm, hãy tạo cho con cảm giác vui vẻ, không nên ép bé ăn khi bé không muốn. Điều này sẽ tạo áp lực và khiến bé sợ ăn.
Thực đơn cháo dinh dưỡng cho bé bắt đầu ăn dặm không chỉ cần phong phú mà còn phải phù hợp với từng độ tuổi, giúp bé phát triển toàn diện. Mẹ hãy thử nghiệm và biến tấu các món cháo để bé luôn hào hứng trong mỗi bữa ăn.
Thêm rau củ nhiều chất xơ và nước vào thực đơn cháo. Cho bé ăn trái cây mềm, xoa bụng nhẹ nhàng theo kim đồng hồ và đưa đến bác sĩ nếu không cải thiện.
Nên dùng gạo tẻ hoặc gạo lứt vì đây là các loại gạo dễ tiêu hóa giàu dinh dưỡng. Nếu muốn tăng sự đa dạng, mẹ có thể kết hợp với yến mạch, quinoa để đổi vị.
Thời gian lý tưởng là giữa buổi sáng hoặc buổi chiều, khi bé không quá no hoặc quá đói. Mỗi bữa ăn không nên cách nhau quá gần để bé có thời gian tiêu hóa.
Mẹ có thể thêm các nguyên liệu như rau củ có màu sắc bắt mắt (bí đỏ, cà rốt) hoặc thay đổi kết cấu cháo (loãng hơn hoặc đặc hơn) để kích thích bé. Hãy thử tạo hình vui nhộn trên bát cháo để thu hút sự chú ý của bé.
Cháo nên được bảo quản trong hộp kín và chỉ để tối đa 24 giờ trong tủ lạnh. Khi dùng lại, mẹ cần hâm nóng kỹ và kiểm tra nhiệt độ trước khi cho bé ăn.
Các dấu hiệu như bé có thể ngồi vững, đưa tay với đồ ăn, tò mò khi người lớn ăn, và không còn phản xạ đẩy lưỡi cho thấy bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn dặm.